12 mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tươi lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp giữ thực phẩm tươi lâu mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.

mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thực phẩm bảo quản không đúng cách dễ bị hư hỏng, vi khuẩn có thể phát triển, gây hại cho người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn, hiệu quả giúp tối ưu hóa không gian và chất lượng thực phẩm.

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Để giúp thực phẩm luôn được tươi ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng lâu nhất bạn nên phân loại thực phẩm trước khi bảo quản và đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

Rau củ, quả

Các loại rau củ quả sau khi mua về, nếu chưa sử dụng ngay, bạn không cần rửa sạch. Thay vào đó, hãy loại bỏ những phần bị úng, héo nhưng tránh để rau, củ bị dính nước.

Tiếp theo, chia rau củ, quả vào túi zip hoặc hộp nhựa, túi nilon có lỗ thoát khí, trước khi cho vào tủ lạnh.

Cho rau, củ, quả vào hộp nhựa hoặc túi nilon trước khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Nên cho rau, củ, quả vào hộp nhựa hoặc túi nilon trước khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thịt, cá, hải sản

Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản sau khi mua về bạn cần rửa sạch và để ráo nước.

Sau đó, bạn chia nhỏ thực phẩm tươi sống với lượng phù hợp vào trong túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Cũng như tránh được việc phải rã đông lượng thực phẩm cùng lúc, trong khi chỉ sử dụng một có một ít.

Trứng, sữa, phô mai

Nguyên tắc bảo quản các thực phẩm như trứng, sữa, phô mai là nên đặt chúng ở ngăn mát tủ lạnh để duy trì chất lượng tốt nhất.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn hoặc đã được nấu chín, nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh thì nên để nguội khoảng 2 tiếng trước khi cho vào hộp bảo quản thực phẩm. Nên đậy kín để tránh hấp thụ mùi từ thực phẩm khác.

Ngoài ra, thời gian bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh chỉ nên kéo dài trong khoảng 3 ngày.

Lưu ý:

  • Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phù hợp ở ngăn mát là từ 0 – 4 độ C. Nhiệt độ này thích hợp để bảo quản các loại thực phẩm tươi, chế biến sẵn.
  • Nhiệt độ bảo quản phù hợp cho ngăn đông là khoảng -18 độ C. Nhiệt độ này thích hợp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu hư

Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn, hiệu quả cũng cần phải có những sự hiểu biết nhất định. Dưới đây là một số mẹo giúp thực phẩm tươi lâu hơn, hạn chế hư hỏng và giữ được chất lượng tốt nhất.

Bảo quản rau củ

Rau củ là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe. Để bảo quản rau củ, quả, bạn cần loại bỏ những chỗ bị hư hỏng. Sau đó, phân loại theo từng loại rau củ riêng, gói chúng bằng giấy khô trước khi cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm, để giúp hút ẩm và hạn chế tình trạng bị héo hoặc úng.

Ngoài ra, bạn tuyệt đối không rửa rau củ nếu muốn bảo quản chúng trong tủ lạnh, bởi vì độ ẩm dư thừa có thể khiến rau dễ bị mốc và hư hỏng nhanh hơn.

Trái cây

Trái cây sau khi mua về hãy loại bỏ những quả bị dập, hư hỏng để tránh lây sang các quả khác. Tiếp theo, cho trái cây vào túi giấy, túi zip có lỗ thoáng khí hoặc hộp đựng thực phẩm để bảo quản.

Các loại trái cây vỏ dày (cam, quýt, bưởi…) có thể để trực tiếp vào tủ lạnh mà không cần bọc, trong khi các loại trái cây mọng nước (dâu tây, việt quất, nho…) nên có thêm giấy hút ẩm. Những loại trái cây như bơ, chuối, xoài chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh khi đã chín. Còn với các loại trái cây đã sử dụng được một phần, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc lại phần còn dư và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Trái cây được phân loại khi bảo quản trong tủ lạnh
Trái cây cần được phân loại khi bảo quản trong tủ lạnh

Bảo quản thịt, cá, hải sản

Sau khi mua về, thịt, cá và hải sản nên được rửa sạch, chia nhỏ và cho vào hộp bảo quản thực phẩm trước khi đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Để tránh lây nhiễm mùi và giữ độ tươi ngon, hãy bọc kín thực phẩm trước khi cấp đông.

Khi chế biến, chỉ lấy lượng vừa đủ và rã đông trong ngăn mát tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng để giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bảo quản trứng, sữa, phô mai

Trứng nên được được giữ trong hộp hoặc khay chuyên dụng để tránh hấp thụ mùi từ thực phẩm khác. Sữa cần được bảo quản ở khu vực lạnh nhất ở ngăn mát tủ lạnh, thường là ngăn dưới cùng của tủ thay vì cánh cửa tủ. Còn phô mai nên được bọc kín bằng giấy sáp hoặc hộp đựng chuyên dụng để giữ độ ẩm và ngăn tình trạng bị khô cũng như giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Bảo quản thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn thừa trong tủ lạnh

Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn và đồ ăn thừa nên được bảo quản bằng loại hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, sứ hoặc thủy tinh để giúp việc bảo quản được gọn gàng.

Bạn hãy chia nhỏ chúng thành từng phần nhỏ và bảo quản trong hộp kín để tránh nhiễm khuẩn và giữ được hương vị tốt nhất.

Cách sắp xếp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khoa học

Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon và an toàn khi sử dụng.

Ngăn đông tủ lạnh

Ngăn đông tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Vì thế, ngăn này sẽ dùng để dự trữ các loại thực phẩm tươi sống muốn bảo quản dài hạn như cá, hải sản…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ngăn đông để đông đá, làm kem, sữa chua… để phục vụ cho mục đích giải khát tức thì.

Ngăn mát tủ lạnh

Ngăn mát tủ lạnh thường sẽ có khoảng ba kệ nhỏ và một hộc tủ, mỗi kệ được thiết kế để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt giúp tối ưu không gian và giữ thực phẩm tươi lâu hơn.

  • Kệ trên cùng: Thích hợp để dự trữ các loại thực phẩm không cần chế biến như thức ăn thừa, thực phẩm ăn liền hoặc nước uống đóng chai.
  • Những kệ phía dưới: Đây là khu vực nhận được nhiều hơi lạnh nên phù hợp để bảo quản trứng, sữa, các loại thịt, cá, hải sản cần sử dụng ngay hoặc cần rã đông trước khi chế biến.
  • Hộc tủ: Được thiết kế để duy trì độ ẩm thích hợp, vì thế hộc tủ là nơi lý tưởng để bảo quản rau củ. Vì rau củ rất nhanh héo khi mất nước và dễ hư hỏng khi độ ẩm quá cao, nên việc bảo quản trong hộc tủ kín sẽ giúp bảo quản chúng được tươi ngon hơn.
Sắp xếp thực phẩm giúp bạn tối ưu không gian tủ lạnh lưu trữ tốt nhất
Mẹo sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh giúp bạn tối ưu không gian lưu trữ tốt nhất

Cánh cửa tủ

Cánh cửa tủ là nơi ít lạnh nhất trong tủ lạnh, vì thế ở kệ trên của cánh tủ lạnh bạn có thể bảo quản những thực phẩm khô hoặc các gia vị, sốt có thể bảo quản lâu. Còn ở kệ dưới cùng của cánh tủ lạnh thì chứa các sản phẩm có khối lượng nặng như chai nước…

Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần lưu ý những điều sau để giúp đảm bảo được chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm sau khi mua về.

Không tiếp tục cấp đông cho thực phẩm đã rã đông

Thực phẩm sau khi đã lấy ra khỏi ngăn đông thì hãy dùng luôn. Không nên tiếp tục cấp đông các loại thực phẩm đã rã đông vì có thể dẫn đến nhiễm độc thực phẩm.

Không nhồi nhét quá nhiều thực phẩm

Việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh không chỉ cản trở luồng không khí lưu thông, khiến thực phẩm không được làm lạnh đều mà còn làm tăng nguy cơ ôi thiu và biến chất.

Không nhồi nhét thực phẩm
Tránh nhồi nhét thực phẩm vào tủ lạnh quá nhiều

Vệ sinh tủ lạnh định kỳ

Tủ lạnh cũng chứa vi khuẩn vì thế hãy vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các loại thực phẩm đang được bảo quản bên trong.

Đậy kín nắp các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen đậy nắp hờ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, thế nhưng điều này là không nên bởi vi khuẩn trong tủ lạnh có thể xâm nhập, làm biến chất thực phẩm. Ngoài ra, việc không đậy nắp thực phẩm cũng khiến cho tủ lạnh có mùi hôi.


Như vậy, việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp thực phẩm được tươi ngon mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng Trạm Nhà áp dụng ngay những mẹo trên để chiếc tủ lạnh của gia đình luôn gọn gàng và thực phẩm được bảo quản lâu hơn mà không lo hư hỏng.